Thơ văn Nhị Kiều

Tranh bích họa cổ về hai chị em họ Kiều, Tiểu Kiều (trái), Đại Kiều (phải).

Về sắc đẹp tuyệt thế của hai nàng Kiều, thời Tam quốc có câu:

"Giang Đông hữu Nhị Kiều; Hà Bắc Chân Mật tiếu"[4]

Hai chị em gắn liền với điển tích đài Đồng Tước, nguyên nhân gây ra đại chiến Xích Bích, mở đầu qua bài thơ "qua tay" Gia Cát Lượng của Tào Thực

"...Lãm nhị Kiều ư đông nam hề,
Lạc triêu tịch chi dữ cộng..."

Dịch nghĩa:

"...Tìm hai Kiều nam phương về sống,
Vui cùng nhau giấc mộng hồi xuân..."

Khổng Minh chủ ý lừa và chọc tức Chu Du, kích động chàng liên minh cùng Tây Thục, nhờ Khổng Minh cầu gió đông, nên Chu Du dùng hỏa công đốt phá binh Tào tại trận Xích Bích. Tháo thua to, mộng chiếm đất Giang Nam để đoạt lấy hai nàng Kiều đẹp hoàn toàn tan vỡ. Nhờ "gió Đông của Khổng Minh" mà quân Ngô đại thắng quân Ngụy, Chu Du không bị nỗi nhục mất nước, mất vợ nên về sau thi thánh Đỗ Phủ có 2 câu thơ:

"Gió Đông nếu chẳng vì Công Cẩn
Đồng Tước đêm xuân khóa Nhị Kiều".

Trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, câu thứ 156: "Một nền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều" cũng mượn điển tích này.

Liên quan